Tháp Báo Thiên Chùa_Báo_Thiên

Bài chi tiết: Tháp Báo Thiên

Tháp Báo Thiên là một bộ phận trong tổng thể kiến trúc chùa (tháp Báo Thiên, tam quan, nhà tổ, tháp tổ sư, nhà khách, nhà tăng,...)

Kiến trúc

Trong sân chùa trước kia có một ngôi bảo tháp cao 12 tầng, tên là Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp (大勝資天寳塔), thường gọi là Báo Thiên tháp (報天塔). Tháp cao vài chục trượng (khoảng 80 mét) gồm 12 tầng, trong tháp trang trí nhiều tượng bằng đá rất tinh xảo.

Báo Thiên tháp có chóp làm bằng đồng, được xây dựng một năm sau khi xây dựng xong chùa. Trong chùa và tháp có rất nhiều vật hạng bằng đồng như tượng Phật, thiền trượng, giới đao hộ pháp nhà Phật….Cho nên năm 1426, khi quân Minh xâm lược đã đến chùa cướp phá tàn bạo: Tốc chóp tháp đồng, nấu chảy đại hồng chung và tất cả những gì bằng đồng, bằng kim loại.

Tháp được xếp vào một trong An Nam tứ đại khí, bốn vật báu của đất nước, mà ba vật quý giá khác là tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh, và Chuông Quy Điền.

Thơ ca:

Nhà thơ Pham Sư Mạnh đời Trần cũng ca ngợi tháp Báo Thiên:

"Trấn áp đông tây cũng đế kỳ. Khung nhiên nhất tháp độc nguy nguy. Sơn hà bất động kinh thiên bút. Kim cổ nam ma lập địa chùy. Phong bãi chung linh thời ứng đáp. Tinh di đăng chúc dạ quang huy. Ngã lai dục tủy đề thi bút. Quản lãnh xuân giang tác nghiễn trì."

(Trấn áp đông tây, giữ đế kỳ. Một mình cao ngất tháp uy nghi. Chống trời cột trụ non sông vững. Sừng sững ngàn năm một đỉnh chùy. Chuông khánh gió đưa vang đối đáp. Đèn sao đêm đến rực quang huy. Đến đây những muốn lưu danh tính. Mài mực sông xuân viết ngẫu thi)

Hư hỏng

Tháp bị hư hỏng như thế nào thì mỗi sách viết mỗi cách khác nhau:

- Theo Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vinh (NXB Lao Động, Hà Nội 1996, tr. 42) ghi rằng: “…cao 12 tầng, là một trong An Nam tứ khí, Năm 1258 đời Trần Thánh Tông gió to đổ mất đỉnh tháp, năm 1322 đời Trần Minh Tông sét đánh đổ mất hai tầng nữa, năm 1406, chỏm tháp Báo Thiên bị gảy. Năm 1884 bị bỏ hoang và đổ nát”.

- Theo sách Hà Nội nghìn xưa của Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán (NXB Hà Nội 1979) và sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Văn Uẩn (NXB Hà Nội 1994 tập II, tr. 543) thì ghi rằng “…Thời Minh thuộc, tướng giặc Vương Thông bị nghĩa quân Lam Sơn vây khốn trong thành Đông Quan, chúng đã phá các chùa chiền, vơ vét chuông khánh đồng để đúc binh khí chống lại quân ta. Tháp và chùa Báo Thiên bị phá hủy nặng nề và chuông Báo Thiên bị mất”.

- Tr. 544 ghi thêm “Năm Giáp Dần 1434, vua Lê Thái Tông mở mang khu vực Hồ Gươm, sai thợ khéo dựng lại chùa Báo Thiên, còn ngôi tháp đổ không xây lại được nữa. Chỗ nền tháp cũ chỉ còn là một gò đất cao….thành nơi họp chợ của dân phường Báo Thiên, dôi khi dùng làm chỗ hành hình tội nhân”.

Như vậy có thể khẳng định tháp Báo Thiên chỉ tồn tại đến trước khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428). Nhưng vì sao mà tháp bị đổ thì vẫn còn là một nghi vấn vì các nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, Nguyễn Văn Uẩn cho rằng bị Vương Thông phá, còn Đinh Xuân Vịnh lại cho rằng bị gió to, sét đánh…

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chùa_Báo_Thiên http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?n... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k57905924/f13... http://www.phattuvietnam.net/index.php?nv=News&at=... http://vietgate.viet.net/~anson/uni/u-nhanban/nhan... http://www.hanoinews.com.vn/vn/53/130245/ http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=81&ar... https://thuvienhoasen.org/a21688/chua-bao-thien-o-... https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Gi%E1%BA%B... https://phatgiao.org.vn/lich-su-cua-chua-bao-thien...